Trong bài viết trước, Centara đã cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng thể, bao gồm định nghĩa, tầm quan trọng và cách thức hoạt động của chúng. Ở hành trình khám phá ngày 2, Centara sẽ giới thiệu đến các bạn một khái niệm mới cực kì quan trọng góp phần xây dựng chiến lược SEO hiệu quả hơn, cải thiện trang web bạn xịn xò hơn, đó chính là SEO On-page
I. SEO On-page là gì?
- SEO On-page là quá trình tối ưu hóa vài yếu tố cơ bản nhằm cải thiện trang web của bạn, tăng cường tần suất xuất hiện ở vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,.. Từ đó, mọi người dễ dàng tìm thấy bài viết của bạn khi họ search các từ khóa cụ thể
- Với tiêu đề lôi cuốn, nội dung sáng tạo và cấu trúc trang hợp lý, các doanh nghiệp không chỉ thu hút sự chú ý mà còn làm cho trang web của mình nổi bật hơn so với trang web của đối thủ cạnh tranh.
II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến SEO On-page?
Có thể nói, SEO on-page là một phần quan trọng nhằm cải thiện trang web, tập trung vào việc tối ưu hóa các yếu tố trên trang web để cải thiện vị trí của trang đó trên các công cụ tìm kiếm. Các yếu tố này bao gồm:
1. Tiêu đề trang (Title Tag):
-
Title tag (thẻ tiêu đề) là yếu tố đầu tiên mà công cụ tìm kiếm và người dùng nhìn thấy khi trang web của bạn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Title tag thể hiện nội dung chính của trang, các công cụ Google, Bing, Yahoo,.. dựa vào đó xác định và xếp hạng từ khóa liên quan.
-
Title tag càng hấp dẫn, mức độ thu hút người càng tăng, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) càng cao. Tỷ lệ nhấp chuột cao hơn là một dấu hiệu tích cực với các công cụ tìm kiếm, có thể cải thiện thêm thứ hạng của trang web bạn. Hơn nữa, một tiêu đề rõ ràng và hấp dẫn mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, giúp người dùng nhanh chóng xác định nội dung trang có phù hợp với nhu cầu của họ hay không.
2. Thẻ Meta Description
-
Thẻ meta description cung cấp một đoạn mô tả ngắn gọn về nội dung của bài viết, xuất hiện dưới phần Title tag trong kết quả tìm kiếm. Mặc dù meta description không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của trang web, nhưng nó có vai trò lớn trong việc thu hút người dùng nhấp vào liên kết của bạn. Từ đó gửi tín hiệu tích cực đến công cụ tìm kiếm về mức độ hữu ích và giá trị của trang web, cải thiện vị trí xếp hạng của các doanh nghiệp.
-
Thẻ meta description rõ ràng và chính xác giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung trang, cải thiện trải nghiệm người dùng ngay từ kết quả tìm kiếm.
3. URL:
- URL (Uniform Resource Locator) là địa chỉ duy nhất được sử dụng để xác định một tài nguyên trên Internet. Nó giống như một địa chỉ nhà cho một trang web cụ thể, giúp trình duyệt web và các thiết bị khác tìm thấy và hiển thị nội dung mong muốn.
- URL rất quan trọng trong SEO on-page, nó giúp công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của trang web chính do việc sử dụng URL như một yếu tố nhằm đánh giá mức độ liên quan của trang. Hơn nữa, một URL được cấu trúc tốt giúp người dùng dễ dàng chia sẻ và nhớ lại, tăng khả năng truy cập trực tiếp vào trang.
4. Nội dung (Content):
- Tất nhiên là tất cả chúng ta đều muốn nội dụng mình đưa lên hữu ích nhưng điều này có ý nghĩa cụ thể khi nói đến SEO On-page. Bởi vì trong SEO On-page, nội dung của bạn cho công cụ tìm kiếm và những người sử dụng chúng biết những gì họ có thể tìm thấy trên trang web này và thông qua nội dung bạn cung cấp, mức độ liên quan cũng như chất lượng của trang web sẽ được xác định
- Việc hiểu các từ khóa sẽ hướng dẫn bạn sử dụng chúng một cách hợp lý trên trang web của mình, không nên quá lạm dụng từ khóa vì nó sẽ khiến bài viết đó bị lặp từ và trở nên nhàm chán
5. Thẻ Heading (H1, H2, H3,…):
- Thẻ tiêu đề có nhiệm vụ phân chia cấu trúc nội dung trang web của bạn rõ ràng hơn.
6. Hình ảnh và Thẻ Alt:
- Hình ảnh biến nội dung của bạn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Chúng thu hút sự chú ý của người đọc và giữ họ ở lại trang web lâu hơn, từ đó giảm tỷ lệ thoát. Một số thông tin, đặc biệt là dữ liệu phức tạp hoặc các khái niệm trừu tượng, có thể được truyền tải hiệu quả hơn qua hình ảnh, biểu đồ hoặc infographics
7. Liên kết nội bộ (Internal Links):
- Liên kết nội bộ là các liên kết giữa các trang khác nhau trong cùng một website. Bằng việc sử dụng các liên kết, doanh nghiệp bạn có thể truyền giá trị từ các trang có uy tín cao đến các trang khác, từ đó cải thiện trang web của bạn ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
8. Tốc độ tải trang:
- Tốc độ tải trang là thước đo thời gian cần thiết để một trang web hoàn toàn tải và hiển thị trên trình duyệt của người dùng. Đây là một yếu tố cực kì quan trọng đánh giá trải nghiệm, thể hiện mức độ hài lòng của khách hàng khi ghé đến một website bất kỳ
- Hãy tưởng tượng khi người dùng truy cập vào trang web của bạn để tìm kiếm thông tin nhưng họ phải bỏ ra một khoảng thời gian để chờ đợi trang web loading, điều này dễ dàng khiến người dùng trở nên khó chịu và rời khỏi trang web của doanh nghiệp bạn để truy cập vào các sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, dù nội dung trong bài viết hoàn hảo, sản phẩm bạn chất lượng đi chăng nữa, công ty đó vẫn đánh mất khách hàng tiềm năng của mình
=> Tối ưu hóa trang web bằng cách nén hình ảnh, sử dụng bộ nhớ đệm, và cải thiện mã nguồn.
9. Trải nghiệm người dùng (UX):
- Đảm bảo trang web dễ sử dụng, thân thiện với người dùng và tương thích với các thiết bị di động, ipad, và laptop
10. Đánh giá Chất lượng:
- Công cụ tìm kiếm luôn đánh giá chất lượng của nội dung, vì vậy viết một nội dung hay, có giá trị và duy trì tần suất cập nhật liên tục là điều rất cần thiết
**Thứ tự của 5 yếu tố Titile tag, URL, Nội dung và Hình ảnh trong một bài viết SEO chuẩn
III. Tổng kết
Trong “Hành trình khám phá SEO ngày 2”, Centara đã giới thiệu cho các bạn những điều cực kỳ cơ bản và quan trọng ảnh hưởng đến SEO On-page – một yếu tố nhỏ trong tổng thể chiến lược SEO cho các doanh nghiệp. Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ một vài “mẹo bỏ túi” nâng cấp các yếu tố trên nhầm cải thiện trang web, nâng cao vị trí xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm một cách hiệu quả