Với sự phát triển của công nghệ và sự lan rộng của mạng internet, các doanh nghiệp đang tìm kiếm các phương thức hiệu quả để kết nối với đối tượng khách hàng tiềm năng. Trong bối cảnh này, email marketing đã nổi lên, cho phép doanh nghiệp gửi thông điệp trực tiếp đến hộp thư đến của khách hàng một cách cá nhân hóa và có tính tương tác cao.
Ở bài viết ngày hôm nay, Centara sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về chiến dịch email marketing bao gồm khái niệm, ưu điểm và khuyết điểm của email marketing
I. Khái niệm Email Marketing
1. Email Marketing là gì?
- Email marketing là một hình thức tiếp thị trực tiếp sử dụng email để truyền tải thông điệp quảng cáo hoặc thông tin đến khách hàng. Đây là một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, và thúc đẩy doanh số bán hàng.
2. Lịch sử và phát triển
- Email xuất hiện vào những năm 1970 và nhanh chóng trở thành phương tiện liên lạc phổ biến. Đến năm 1990, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng email để quảng bá sản phẩm tuy nhiên việc lạm dụng email dẫn đến vấn nạn spam. Với sự ra đời của các quy định chống spam và công cụ quản lý email, email marketing đã trở nên tinh vi và hiệu quả hơn. Ngày nay, nó là một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của nhiều doanh nghiệp, giúp tăng cường mối quan hệ khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
II. Lợi ích của Email Marketing
Email marketing đã trở thành một trong những công cụ tiếp thị không thể thiếu trong chiến lược của nhiều doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, để thực sự khai thác hết tiềm năng của email marketing, việc hiểu rõ và tận dụng những lợi ích mà nó mang lại là vô cùng quan trọng. Hãy cùng khám phá những lợi ích nổi bật của email marketing, từ khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi đến việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
1.Tăng tỷ lệ chuyển đổi
- Email marketing là một trong những công cụ tiếp thị có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Bằng cách gửi các thông điệp được cá nhân hóa và có giá trị, doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng thực hiện hành động mua sắm hoặc đăng ký dịch vụ. Các email khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới, và thông báo về các sự kiện đều có thể kích thích người nhận hành động ngay lập tức.
2. Tiết kiệm chi phí
- So với các hình thức tiếp thị truyền thống như quảng cáo truyền hình, trên báo chí, hoặc đặt quảng cáo trên các nền tảng số, chi phí đầu tư vào chiến dịch này thấp hơn đáng kể. Cụ thể hơn, nếu bạn chọn hình thức truyền tải thông điệp của mình bằng cách thiết kế banner, tờ rơi, hay các tài liệu in ấn khác, các doanh nghiệp sẽ mất một khoản phí kha khá cho điều này. Chính vì thế, việc tận dụng email marketing để tiếp cận và tương tác với khách hàng là một cách hiệu quả mà không cần đầu tư quá nhiều nguồn lực, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và startup.
- Centara gợi ý cho bạn một số dịch vụ cung cấp các gói với chi phí thấp, thậm chí miễn phí cho số lượng email nhất định mỗi tháng như Mailchimp, Sendinblue, hoặc Constant Contact
3. Dễ dàng theo dõi và đo lường
- Email marketing cho phép bạn theo dõi và đo lường hiệu quả của từng chiến dịch một cách chi tiết. Bạn có thể biết được tỷ lệ mở email, tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi, và nhiều chỉ số khác để đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình thông qua một số công cụ hỗ trợ như SendinBlue, và Constant Contact mà Centara đã giới thiệu cho bạn ở mục trên sẽ cung cấp các báo cáo chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng.
4. Tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Tạo dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng là một trong những lợi ích quan trọng nhất mà email marketing mang lại. Khi khách hàng cảm thấy được quan tâm và chăm sóc, họ sẽ có xu hướng trở thành khách hàng trung thành và thường xuyên quay lại sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Thông qua việc gửi email chào mừng khi khách hàng mới đăng ký hoặc thực hiện mua hàng lần đầu. Nó không chỉ giới thiệu về doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ mà còn tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp với khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp có thể tiếp tục gửi các bản tin (newsletter) định kỳ, cập nhật thông tin về sản phẩm mới, các sự kiện sắp tới, hoặc những bài viết hữu ích liên quan đến lĩnh vực mà khách hàng quan tâm.
- Ngoài ra, việc cá nhân hóa nội dung email cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng. Sử dụng tên của khách hàng trong email, gợi ý các sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm hoặc hành vi duyệt web, và gửi lời chúc mừng sinh nhật kèm theo mã giảm giá là những cách làm cho khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và đánh giá cao.
- Gửi khảo sát hoặc yêu cầu đánh giá cho khách hành sau khi họ mua cũng như trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận được những phản hồi để cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
III. Điều gì xảy ra nếu các doanh nghiệp lạm dụng Email Marketing?
Tất cả các chiến dịch tiếp thị đều có nhược điểm riêng, và email marketing cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, việc lạm dụng email marketing có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho doanh nghiệp. Khi khách hàng bị ngập tràn trong những email không mong muốn hoặc không liên quan, họ có thể cảm thấy bị làm phiền và mất thiện cảm với thương hiệu.
1. Tỉ lệ mở và tỉ lệ click thấp
Tỉ lệ mở và tỉ lệ click thấp là một trong những thách thức lớn mà các chiến dịch email marketing thường phải đối mặt. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lí do khác nhau:
- Nếu nội dung của email không hấp dẫn hoặc không phù hợp với đối tượng khách hàng, tỉ lệ mở và tỉ lệ click sẽ tụt dốc. Do đó, việc thiết kế tiêu đề hấp dẫn và nội dung email hữu ích, thú vị và phù hợp với nhu cầu của người nhận là rất cần thiết nhằm kích thích sự tương tác từ khách hàng. Bên cạnh đó, nếu các doanh nghiệp không quản lý hoặc cứ tiếp tục gửi đến những người không quan tâm đến nội dung của bạn sẽ gây tốn thời gian mà chẳng được ích lợi gì.
- Trong một hộp thư đến đầy ắp với hàng trăm email từ các nhà tiếp thị khác nhau, khách hàng có rất ít thời gian và sự chú ý để mở và tương tác với từng email. Việc cạnh tranh quá lớn khiến cho email của bạn phải cạnh tranh gay gắt để được chú ý và mở ra. Điều này đặc biệt đúng trong các ngành hàng có sự cạnh tranh cao như thương mại điện tử, dịch vụ công nghệ, và du lịch.
2. Tăng nguy cơ bị đánh dấu spam
- Bất cứ một doanh nghiệp nào liên tục gửi email không phù hợp hoặc gây phiền toái, khách hàng có thể cảm thấy bị làm phiền và sẽ không còn quan tâm đến các thông điệp từ doanh nghiệp đó, họ có xu hướng đánh dấu những email đó là spam. Một khi email của bạn bị đánh dấu spam, nó sẽ không thể đến được hộp thư chính của khách hàng, mà sẽ bị chuyển vào thư mục spam. Từ đó, làm giảm khả năng tiếp cận khách hàng và làm mất đi cơ hội giao tiếp hiệu quả với họ.
3. Rủi ro bảo mật và quyền riêng tư
- Email marketing đòi hỏi doanh nghiệp phải thu thập và lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng như địa chỉ email, tên, thông tin liên lạc và có thể là các thông tin khác như sở thích và sự quan tâm. Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân không chuyên nghiệp có thể dẫn đến mất mát uy tín và lòng tin của khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy thông tin cá nhân của họ không được bảo vệ hoặc họ nhận được các email không mong muốn, họ có thể từ chối sự tương tác và thậm chí là từ bỏ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, các vấn đề nghiêm trọng hơn như bị tấn công mạng, lộ thông tin cá nhân, hoặc vi phạm các quy định về bảo vệ dữ liệu như GDPR (Nghị định bảo vệ dữ liệu chung châu Âu) sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng như chất lượng công ty