Cách Tạo Website Cá Nhân Miễn Phí Cùng Top 10 Công Cụ Phổ Biến Nhất

Tạo website là một trong các bước quan trong để định vị thương hiệu của bản thân. Tuy nhiên cách tạo không hề phức tạp như mọi người vẫn nghĩ , thực tế có nhiều cách vô cùng đơn giản chỉ với thao tác cơ bản, không cần tới lập trình đã có ngay một website hoàn toàn miễn phí.

Cùng Centara tìm hiểu cách tạo website cá nhân miễn phí, chuyên nghiệp và biết thêm một số công cụ hỗ trợ hữu ích trong nội dung dưới đây.

Cách Tạo Website Cá Nhân Miễn Phí Cùng Top 10 Công Cụ Phổ Biến Nhất
Cách Tạo Website Cá Nhân Miễn Phí Cùng Top 10 Công Cụ Phổ Biến Nhất

MỤC LỤC       

1. Xây dựng thương hiệu cá thân

2. Gia tăng cơ hội tiếp cận và tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng

3. Rèn luyện thêm các kỹ năng mới

Các công cụ hỗ trợ tạo website cá nhân miễn phí, chuyên nghiệp

1. Wix

2. Jimdo

3. Weebly

4. Tilda

5. Mozello

6. Google Site

7. WordPress

8. Zyro

9. Bootstrap

10. Adobe Dreamweaver

Nên học lập trình để tạo website cá nhân hay không?

Phần thông tin website cá nhân bao gồm những gì?

1. Tiểu sử của bạn

2. Sơ yếu lý lịch

3. Portfolio

4. Blog

5. Lời nhận xét từ đồng nghiệp, đối tác

Tại sao cần thiết kế website cá nhân cho riêng mình?

1. Xây dựng thương hiệu cá thân
Website cá nhân là nơi chứa đựng những thông tin cần thiết về thương hiệu, cũng là nơi bạn sẽ thường xuyên cập nhật những hoạt động mới của mình. Ứng dụng Linkedin có thể giúp được điều này, website cá nhân sáng tạo sẽ giúp “thương hiệu” của bạn trở nên rõ nét hơn với sự trợ giúp của các định dạng đa phương tiện.

Nhớ rằng, với vai trò giúp thương hiệu thể hiện được tính cách, điểm nổi bật khiến thương hiệu trông thật ấn tượng trước mắt khách hàng, bạn cần tận dụng tối đa việc tạo một website cá nhân.

2. Gia tăng cơ hội tiếp cận và tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng
Để đạt được thành tựu nhất định cho thương hiệu, sự tác động đến thành tựu ấy phải nhắc đến đó là các nhà tuyển dụng.

Tạo ra những hình ảnh chất lượng cho thương hiệu của bạn trong website sẽ góp phần tạo cái nhìn tốt hơn về bạn trước nhà tuyển dụng, thông qua các yếu tố như: tính cách, kỹ năng, kinh nghiệm, thành tựu, sức sáng tạo, tư duy, cũng như góc nhìn cụ thể về dự án, công việc bạn đã từng làm,…

3. Rèn luyện thêm các kỹ năng mới
Trong quá trình tạo website cá nhân, bạn cần trang bị thêm các kỹ năng liên quan chẳng hạn như sử dụng các công cụ phát triển mới nhất để tối ưu trang web, giúp website của mình chuyên nghiệp hơn.

Nếu muốn nâng cao thương hiệu, bạn sẽ phải học cách thu hút người xem website cá nhân của mình. Để đạt được điều đó, bạn cần biết về cách tạo nội dung, cách làm tăng xếp hạng trang web của bạn trên Google. Thêm vào đó, bạn cần tích lũy thêm hiểu biết về Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO).

Ít nhất bạn phải có thêm ba kỹ năng điền vào CV: Xây dựng website, xây dựng nội dung và SEO –là những kỹ năng luôn được đánh giá cao hiện nay.
Các công cụ tạo website cá nhân miễn phí, chuyên nghiệp

1. Wix
Với Wix bạn chỉ mất khoảng 30 phút để tạo website cá nhân hoàn chỉnh bao gồm vô vàn các mẫu thiết kế có sẵn để lựa chọn. Đây là một trong những lựa chọn tốt nhất cho việc tạo website, bạn có thể thỏa sức sáng tạo từ phông chữ, màu sắc đến hiệu ứng mà chỉ qua các bước hết sức đơn giản.

Link website: Tại đây

2. Jimdo
Jimdo là một công cụ hỗ trợ tạo website cá nhân miễn phí không kém đơn giản và dễ sử dụng so với các công cụ khác.

Jimdo cung cấp hai trình tạo website là Dolphin và Creator. Với Dolphin, bạn sẽ tạo website cá nhân với sự trợ giúp của AI, hoàn chỉnh trang web chỉ trong 3 phút. Còn với Creator, đây là công cụ thủ công hơn, cho phép bạn sáng tạo không giới hạn trong việc thiết kế.

Link website: Tại đây

3. Weebly
Weebly là loại công cụ phù hợp với mọi đối tượng dùng nó. Bất kể với quy mô như thế nào, khi bạn muốn tạo Weebly đều có khả năng đáp ứng.

Với Weebly, khi thực hiện không yêu cầu những bước phức tạp về công nghệ thông tin. Thay vào đó, Weebly còn được tối ưu hóa để việc trình chiếu hình ảnh và video với chất lượng cao, rất phù hợp để xây dựng portfolio.

Link website: Tại đây

4. Tilda
Tilda là một trong những sự lựa chọn đúng đắn nếu bạn đang tìm kiếm một trình tạo website miễn phí tiện lợi và đơn giản. Thiết kế Tilda dựa theo cơ chế khối (block), hay gọi là các mẫu chuẩn. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn sẽ không bị gàng buộc với các template có sẵn mà có thể chọn ra từng khối riêng biệt.

Số lượng có hơn 450 khối cho bạn lựa chọn, các khối còn có thể tùy chỉnh khi cần thiết với tính năng Zero Block góp phần phát huy sự sáng tạo của bạn.

Link website: Tại đây

5. Mozello

Mozello là loại công cụ có thể tạo một website đa ngôn ngữ, giúp bạn dễ dàng tiếp cận tới nhiều đối tượng hơn. Điểm nổi bật phải nhắc đến của Mozello so với các công cụ khác.

Ngoài ra, điểm cộng tương đối lớn nữa của Mozello là sự tinh tế ở việc hiển thị quảng cáo. Mozello đặt các liên kết quảng cáo nhỏ ở cuối trang web thay vì đặt chúng ở nơi dễ gây chú ý. Giúp làm giảm đi sự ảnh hưởng tới trải nghiệm của người xem trên website của bạn.

Link website: Tại đây

6. Google Site
Đối với đối tượng có tài khoản Google, đay có lẽ sẽ là một ứng viên tiềm năng cho bạn. Bạn có thể tạo nhiều hơn 1 web cá nhân trên Google Site. Nếu bạn e ngại với Tiếng Anh, đừng lo Google Site đã có sự hỗ trợ Tiếng Việt đầy đủ.

Đặc tính đơn giản, dễ sử dụng, có thể dẽ dàng liên kết các media một cách trực tiếp như Google Photo, Google Drive, Google Maps,… Đây quả là một công cụ đáng được chú ý.

Sau khi chỉnh sửa xong website của mình và công bố, bạn có thể sử dụng domain mặc định của Google Site: https://sites.google.com/view/ten-website-cua-ban/ (Miễn phí) hoặc tự kết nối tên miền bạn sỡ hữu vào.

Thêm vào đó, bạn có thể quản lý ai có thể xem trang web của mình như các tài liệu khác của Google.

Link website: Tại đây

7. WordPress
Hơn 35% tất cả các trang web bạn bắt gặp trên Internet đang được chạy trên nền tảng WordPress (1). WordPress là công cụ đã và đang hỗ trợ hầu như tất cả dạng website, bao gồm: blog phổ biến, cửa hàng thương mại điện tử, cộng đồng và nhiều hơn thế.

WordPress mang đến sự kết hợp hài hòa giữa tính linh hoạt và dễ sử dụng để bạn xây dựng các trang web dựa trên nhiều lựa chọn đa dạng đã có sẵn.

Ngoài ra, các plug-ins và tính năng cài đặt chuyên sâu từ WordPress hoàn toàn có thể giúp bạn tùy biến những nội dung sẵn có trở nên độc nhất vô nhị.

Link website: Tại đây

8. Zyro
Zyro – là công cụ có dịch vụ lưu trữ riêng. Là sản phẩm trí tuệ của Hostinger, cho phép người dùng xây dựng và khởi chạy các trang web cơ bản hoàn toàn một cách nhanh chóng.

Công cụ này không yêu cầu bạn phải có kỹ năng lập trình, nó có sẵn yếu tố đơn giản hóa các thao tác. Vì vậy chỉ cần bạn quen với giao diện của Zyro, bạn sẽ biết cách thực hiện nó ngay.

Link website: Tại đây

9. Bootstrap
Hiện nay Bootstrap là công cụ ưu tiên tiên các thiết bị di động phổ biến trên thị trường.

Nói cách khác, Bootstrap là một thư viện HTML, CSS và JavaScript miễn phí giúp đơn giản hóa quá trình mã hóa của một website. Trong Bootstrap chứa rất nhiều tính năng như hệ thống lưới, các điểm ngắt đáp ứng và một thư viện lớn các thành tố giúp viết mã trở nên dễ dàng hơn.

Link website: Tại đây

10. Adobe Dreamweaver
Dreamweaver là ứng dụng của Adobe dùng để viết mã, sửa chửa và duy trì trang web, cho phép thực hiện bằng cách mã hóa thủ công chúng thủ công và thông qua một giao diện trực quan.

Giao diện chính đặc biệt do dù có bất kỳ thay đổi nào về ngôn ngữ lập trình đều được tự động hiển thị kết quả trên giao diện. Bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa mã trang web của mình một cách dễ dàng.

Không giỏi về ngôn ngữ lập trình hay mã hóa website, nhưng bạn vẫn sẽ có nhiều tính năng sử dụng chỉ với việc kéo thả.

DreamWeaver chính là lựa chọn vô cùng tuyệt vời!

Link website: Tại đây

Có cần học lập trình để tạo website cá nhân hay không?
Các công cụ trên đã được nhà phát hành cải thiện, tối ưu chúng tốt nhất để phục vụ với cả những ai từ biết về kỹ năng lập trình hay không biết.

Tuy nhiên, nếu bạn có kiến thức cơ bản về lập trình sẽ có lợi thế hơn nếu bạn muốn truy cập vào những tính năng nâng cao để dễ dàng chỉnh sửa mã HTML và CSS,…

Nên bao gồm thông tin gì trong trang web cá nhân?

1. Tiểu sử của bạn
Khi tạo website cá nhân phần quan trọng nhất chính là “Tiểu sử” – là trang “Giới thiệu bản thân”.

Tiểu sử là nơi định hình được phong cách và con người của bạn, vì vậy nó cần có đủ sự hấp dẫn, đảm bảo rằng mọi người muốn tương tác với bạn. Bạn nên thêm vào đó một số chi tiết độc đáo như trình độ, chuyên môn của bạn hay một số hình ảnh của bạn.

2. Sơ yếu lý lịch
Còn một điều cần lưu ý hơn, bạn nên chủ động đăng tải CV của mình lên sơ yếu lý lịch. Yếu tố này thật sự rất có ích nếu người truy cập vào trang web của bạn đang tìm kiếm ứng viên cho công ty họ.

Dù họ có phải là người quyết định cuối cùng hay không về việc tuyển dụng, họ đều phải cần xét duyệt sơ yếu lý lịch, trình đọ, học vấn của bạn và sẽ tiện lợi hơn rất nhiều nếu bạn đã có sẵn nó ở ngay trên trang web của mình.

3. Portfolio
Đây là một công cụ rất hữu ích để quảng cáo bản thân, thú vị nhất khi bạn có thể sử dụng nó như một portfolio cho các mẫu công việc hoặc thành phẩm của bạn.

Chỉ cần một chút sáng tạo ở việc trình bày bạn có thể mô tả, giới thiệu mọi dự án, thành phẩm hay thành tựu trong công việc của bạn.

4. Blog
Blog là nơi chất chứa nội dung những chia sẻ và suy nghĩ của bạn, cũng như là nơi cập nhật mới nhất trong lĩnh vực mà bạn đang làm việc.

Blog sẽ được cập nhật thường xuyên thể hiện bạn là một chuyên gia tâm huyết với công việc và có mục tiêu mạnh mẽ với con đường sự nghiệp của mình. Nó cũng là nơi cho bạn rèn luyện, làm nổi bật các kỹ năng nói và viết của bạn.

5. Lời nhận xét từ đồng nghiệp, đối tác
Website cá nhân của bạn sẽ thêm phần uy tín, xác thực nếu có thêm những lời chứng thực từ bạn bè, đồng nghiệp.

Đó có thể là trích dẫn trực tiếp những lời nhận xét về bạn trên LinkedIn, cách này đảm bảo tương đối cao về độ chính xác của những lời chứng thực đó.

Bạn đã sử dụng qua những trình thiết kế website nào ở phía trên chưa? Đâu là cách tạo website cá nhân miễn phí mà bạn yêu thích nhất? Cùng chia sẻ với Centara nhé.

Share tin

Tin Liên quan

Mới nhất, nhanh nhất, cập nhật thường xuyên.