Triển vọng tươi sáng của truyền thông xã hội 2022 (social media marketing)

Người tiêu dùng, đặc biệt là Thế hệ Z và Millennials, đang dành nhiều thời gian cho xã hội hơn bao giờ hết. Chính sự bùng nổ này thắp sáng triển vọng phát triển mạnh mẽ của tiếp thị truyền thông xã hội (social media marketing) trong những năm tới đây.

Tiếp thị truyền thông xã hội cung cấp cho các công ty một cách hữu hiệu để tương tác với khách hàng hiện tại và tiếp cận những khách hàng mới đồng thời cho phép họ quảng bá văn hóa, sứ mệnh hoặc thương hiệu mong muốn của mình. Theo Sprout Social Index, tốc độ gia tăng sử dụng social media đang lên cao đến chóng mặt: có đến 71% người tiêu dùng nói rằng họ sử dụng mạng xã hội nhiều hơn trong năm qua (2021). Có thể thấy rằng, tiềm năng kết nối với mọi nhóm người trong toàn xã hội thông qua social media là vô hạn và ngày càng đa chiều – đa dạng – đa phương hơn. Không những Gen Z (1990s – 2000s) hay Millennials (1980s – 1990s) , ngay cả Gen X (1965 – 1980) hay Baby Boomers (1946-1964) đều sử dụng truyền thông xã hội nhiều hơn. Sự khác biệt giữa các thế hệ ảnh hưởng đến động thái mua hàng là có; nhưng điều cần quan tâm ở đây là họ đang dần chuyển dịch về chung một kênh tiếp cận và giao tiếp.

truyền thông xã hội
truyền thông xã hội

Sự phát triển gia tăng của nhu cầu sử dụng social media, theo thế hệ

Nguồn: Theo Sprout Social Media Index (2021)

Hiểu rằng, hành vi tiêu dùng cũng như lựa chọn nền tảng xã hội để sử dụng của con người là rất phức tạp. Một người có thể có nhiều tài khoản trên các nền tảng khác nhau, mỗi nền tảng họ lại dùng với những mục đích riêng biệt . Nếu như những chuyên gia marketing đề cao Facebook với các nhóm B2C, hay LinkedIn với các nhóm B2B , thì về phía người tiêu dùng, liệu rằng có sự khác biệt? Dưới đây chúng ta sẽ cùng phân tích sự khác biệt giữa ‘nền tảng mà người tiêu dùng sử dụng’ và ‘nền tảng mà họ dùng để theo dõi các thương hiệu’.

Nguồn: Theo Sprout Social Media Index (2021)

Có sự tương đồng giữa top 3 nhóm nền tảng NTD sử dụng cho những nhu cầu khác ngoài theo dõi thương hiệu với nhóm nền tảng họ tin tưởng và đi theo để được cập nhật những thông tin và/hoặc kết nối với thương hiệu yêu thích. Facebook vẫn chiếm thế thượng phong, theo sau là Instagram và YouTube. Với đặc trưng của những nền tảng này , có thể thấy rằng, nội dung truyền thông đang có biến chuyển từ ‘đọc’ sang dạng ‘nghe – nhìn – kết nối trực quan hoá’.
Có thể thấy rằng, với những dữ kiện thị trường đầy tiềm năng về lượng khách hàng có thể tiếp cận được qua các nền tảng xã hội như nêu trên, các nhà tiếp thị đang tiếp tục sử dụng phương tiện truyền thông này để đáp ứng hai yêu cầu cấp thiết không kém gì nhau: (1) bảo đảm ROI ngắn hạn với các chiến thuật tiếp thị hiệu suất có mục tiêu, và (2) xây dựng trải nghiệm kỹ thuật số sáng tạo để giành được lòng trung thành lâu dài. Từ đây, dẫn đến một xu hướng phát triển tất yếu: Các thương hiệu ngày càng tăng tần suất sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để bán sản phẩm của họ. Thương mại xã hội (social commerce) đang dần trở thành một phương thức bán lẻ mới cho các thương hiệu và xu hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Cre: Tổng hợp và Lược dịch bởi HKDigi theo 2021 Sprout Social Index

Share tin

Tin Liên quan

Mới nhất, nhanh nhất, cập nhật thường xuyên.