Khi chúng ta thiết kế một mẫu card visit đẹp, bắt mắt có thể mang lại những lợi ích không ngờ đến: quảng cáo thương hiệu, tạo ra một nhãn hiệu riêng cho mình, nhận thiết kế card cho doanh nghiệp lớn,..Và việc thiết kế card bắt mắt, chuyên nghiệp cũng sẽ để lại một ấn tượng riêng trong lòng khách hàng. Sẽ mang lại một ấn tượng về doanh nghiệp của bạn vào những lần sau nữa. 

Và tại đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết để bạn có thể hiểu hơn về các cách thức và những lưu ý khi muốn thiết kế card visit riêng cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu cùng chúng tớ nhé.

Những lưu ý trước khi thiết kế Card visit

Cho dù bạn là một freelancer, designer, founder hay là cộng tác trong bất kì lĩnh vực của doanh nghiệp lớn điều đầu tiên khi design thiệp, card vist là:

  1. Logo của bạn
  2. Màu sắc của thương hiệu bạn

Logo và màu sắc là yếu tố đầu tiên để bạn có thể thu hút hơn trong mắt khách hàng. Và nó cũng là 1 nguyên nhân để có thể tạo ra layout, bố cục lẫn chèn viền một cách hài hoà.

Tâm lý bản thân

Điều quan trọng hơn hết đó là bạn có thật sự hiểu bản thân đang làm gì, ở đâu không? Trước khi thiết kế những mẫu card bạn nên tìm hiểu các form hot, bố cục đẹp mắt để dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn của khách hàng. Bạn muốn trên card của mình sẽ thể lện những gì đối với các khách hàng sở hữu nó?

8 bước thiết kế card

Nếu như đã chọn được mẫu logo hoặc màu sắc tương phản, 8 bước sau đây sẽ hướng dẫn bạn thiết kế card một cách đơn giản hơn bao giờ hết.

1. hình dạng card visit

Bước đầu muốn chiếc card thu hút người mua, ta cần design một hình dạng nào đó. Thông thường card bên ngoài được làm bằng hình chữ nhật. Ta cần thêm một chút sáng tạo, add thêm một vài hình dáng khác vào tấm thiệp để tạo nên một điểm nhấn khác hình chữ nhật vì nó quá lỗi thời.

Công nghệ hiện nay phát triển vượt trội nên việc những tấm card nói chung và các đồ handmade nói chung. Hiện giờ, có rất nhiều designer có sự sáng tạo rất phong phú.

Và việc tạo những hình ngộ nghĩnh, dễ thương cho các tấm card cũng không ngoại lệ, ta nên tìm những nguyên liệu chất lượng để tạo ra những tấm thiệp dễ thương trao đến tay khách hàng. Tuy nhiên, các designer nên chú ý rằng không nên làm quá màu mè, phức tạp vì thế sẽ khiến các tấm card bị “ố dề” hơn là đẹp mắt.

2. Kích thước Card visit

Kích thước card cũng khiến các designer đau đầu suy nghĩ, nó dựa vào hình dạng của tấm card mà quyết định nên kích tước. Sau đây, ta nên tham khảo một số kích thước dành cho card:

  1. Kích thước card visit tiêu chuẩn của Bắc Mỹ: 3.5 × 2 in. (88.9 × 50.8 mm)
  2. Kích thước card visit tiêu chuẩn của Châu Âu: 3.346 × 2.165 in. (85 × 55 mm)
  3. Kích thước card visit tiêu chuẩn của Châu Úc: 3.54 × 2.165 in. (90 × 55 mm)

Dù là kích thước nào đi chăng nữa, bạn cũng nên cân nhắc kĩ nhé.

  1. Bleed area: Vùng vượt ra ngoài mép của thiết kế.
  2. Trim line: Đường cắt mép của card visit
  3. Safety line: Vùng an toàn. Đừng để những element như text hay logo rơi ra khỏi vùng này.

Hãy tham khảo tư vấn về kích thước card visit từ đơn vị in trước nhé.

3. Logo và các đồ họa khác

Bước thứ 2, quan trọng không kém ta nên lựa chọn thật kỹ về logo doanh nghiệp lẫn cá nhân. thông thường card sẽ có 2 mặt một mặt để chứa thông tin cá nhân, mặt còn lại dùng để chèn logo. Và nên chọn những logo độc lạ để không bị trùng với các logo của đơn vị khác.

Chiếc card thông thường sẽ có 4 góc, ta nên ứm logo vào từng góc để so sánh xem góc nào là chuẩn nhất để dán vào nhé.

Để tạo nên những chiếc card độc nhất vô nhị, ta cũng không nên quên bước tạo thêm những họa sắc dễ thương cho chiếc card. Nhưng mà phải tương sắc với màu sắc lẫn kích thước nữa.

Cách nhận diện rõ nhất về thương hiệu doanh nghiệp của bạn đó là cùng màu sắc chủ đạo với card. Để khi khách hàng sở hữu chiếc card đó sẽ dễ nhận ra đã từng mua bên doanh nghiệp của bạn.

4. Chèn các text cần thiết

Muốn để lại ấn tượng trong lòng người khác đôi khi bạn phải có những từ ngữ, hành động họ nhớ mãi. Và card cũng vậy, khi thiết kế bạn nên tạo ra những câu text làm nao lòng người đọc gặp. Vì là một freelancer làm việc cho doanh nghiệp lớn bạn nên design thêm vài câu slogan của công ty vào mặt sau card.

Nên cân nhắc kích thước của card và kích thước của text, slogan nữa nhé.

5. Font chữ phù hợp

Sau khi chọn được màu sắc, kích thước và text, bạn cũng nên tìm tòi những font chữ lạ nhưng phải rõ ràng để người đọc dễ dàng hơn. Không quá cầu kì, thái quá về vấn đề font chữ. Thật đơn giản cũng phải độc đáo.

Về cỡ chữ, ta nên chọn cỡ từ 8-10 pts để khi ầm vào tấm thiệp người đọc sẽ dễ dàng đọc những con chữ hơn là loay hoay tìm. Nếu muốn tạo ra một tấm card độc quyền bạn nnê chọn 1 góc nào phù hợp trên tấm card để chèn tên doanh nghiệp lên đó.

Phải luôn cân nhắc về cỡ chữ trên tấm card, và cả khoảng cách giữa các con cữ với nhau. tránh tình trạng khiến người đọc khó chịu .

Và bạn cũng nên biết rõ về font chữ để điền thông tin và font chữ slogan của doanh nghiệp. Nhằm tạo ra sự khác biệt khi nhìn vào.

6. Các lựa chọn về in ấn

Điều tiếp theo, khi các bước đều sắp hoàn thiện. Cũng nên tìm hiểu về loại giấy in, mực in và cả đơn vị in ấn, tránh tình trạng lỗi kỹ thuật.

 Sau đây là một số loại giấy dùng làm thiệp mời: giấy couche, giấy ford, giấy Bristol, giấy Crystol, và nhiều loại giấy mỹ thuật khác.

7. Người thiết kế phù hợp

Để tìm ra một design trong ngành thiết kế, bạn cũng phải tìm hiểu rõ ràng. Tìm những designer có kinh nghiệm cao để không gặp các lỗi nhỏ trong design.

8. Hoàn thành card visit

Tất cả mọi thứ đã xong xuôi, bạn hãy đi hỏi những ý kiến đánh giá của các nhân sự trong công ty ề chiếc card. Lỗi về màu sắc, kích thước, màu sắc, bố cục để lần sau sáng tạo đẹp hơn nữa.

Bước đầu ta nên nhìn vào những bố cục trên thiệp đã vừa mắt chưa, sau đó nhìn xung quanh card một lần nữa em những điểm gì không tương xứng.

 

Một visual flow tốt sẽ bắt đầu từ logo, sau đó đến form và font chữ. Mọi thứ đều đã ổn, nên giữ những file design từng làm.

Chẳng có những designer nào luôn luôn làm tốt công việc của mình cả. Kể cả những điều nhỏ nhất cũng phải học. Nếu gặp lỗi từ những gì xảy ra trong khi làm việc sẽ rút ra kinh nghiệm để lần sau làm một cách tốt hơn.

8 Mẹo Thiết Kế Card Visit

Thay vì làm việc qua địa chỉ email, người ta còn hay dùng card visit để tự giới thiệu bản thân. và dựa vào chiếc card email đó mà nhiều người làm trong các lĩnh vực doanh nghiệp rất cần thiết.

1. Mục đích của card visit

Bất kì bạn làm trong lĩnh vực gì thì chiếc card visit nó khá quan trọng, làm đại diện cho thương hiệu hoặc cá nhân. Và chiếc card cũng một phần nói lên sự uy tín của bạn đối với khách hàng trong kinh doanh.

2. Phân biệt giữa cá nhân và thương hiệu

Dù làm card visit cho thương hiệu hay một tập thể, bạn nên lấy điểm chung của nhiều người để tạo ra bố cục cho card visit không nên lấy những sở thích cá nhân để add vào thiệp.

3. Tránh design giống những thương hiệu khác

Trước khi, tạo ra một chiếc thiệp cho thương hiệu lớn, bạn nên tìm hiểu kĩ, chăm tìm tòi các thứ lạ mắt, tránh lấy idea của các thương hiệu khác làm qua cho mình.

4. Điểm nhấn vào thông tin quan trọng nhất

Việc tạo điểm nhấn cho card cũng rất quan trọng, nó tựa như một thứ gì đó chỉ mới vừa nhìn đã đập ngay vào mắt người xem. Tạo ra một form card thu hút khách hàng hơn.

5. Kỹ lưỡng việc thiết kế series card visit

Khi thiết kế card visit dựa trên một cuốn sách, câu chuyện hay tình huống nào đó chúng ta cũng nên lưu ý kĩ hơn về vấn đề này.

6. Chú ý vào logo của doanh nghiệp

Trước hết, muốn khách hàng quan tâm vào chiếc card visit của bên doanh nghiệp mình hơn thì cái logo cũng là một phần khá quan trọng. Ta nên design một logo riêng biệt cho công ty tránh việc bị trùng với những doanh nghiệp khác. Như thế, mới tạo ra một đặc điểm nhận dạng khi khách hàng nhìn vào biết ngay công ty của mình.

7. Nên tạo card visit phù hợp với hình ảnh doanh nghiệp

Trên mọi thương hiệu sẽ có màu sắc, đặc điểm khác nhau. Vì thế, ta nên chọn một màu tươi tắn phù hợp với phong cách của doanh nghiệp. Tạo ra một sự khác biệt mà chẳng ở đâu có.

8. Sáng tạo đứng hàng đầu

Là một người trong ngành design trước hết bạn nên hỏi ý kiến của các nhân sự trong công ty về những sáng tạo của mình để mọi người góp ý và tạo nên một điểm chung có thể sáng tạo card. Sáng tạo những hình ảnh, từ ngữ, font chữ, màu sắc,… thật hài hoà đừng để nó trở nên “lố lăng”.

4 thiết kế Card Visit hiện đại hoá

Nếu như là một GenZ chuyên nghiệp, thì việc nắm bắt trend, xu hướng trên Tiktok, Facebook, Instagram,.. cũng không quá xa lạ với bạn nhỉ? Chỉ cần chúng ta uđ kịp trend của giới trẻ hiện nay, những điều thịnh hành trên các trang mạng xã hội.

1. Tối giản nhất có thể

Bao giờ trên các card visit cũng sẽ để lại thông tin cá nhân, địa chỉ email, tên doanh nghiệp. Và bước này bạn nên cân nhắc ật kĩ để hoàn thành nó thật tốt. Vì khách hàng sẽ nhìn vào thông tin, địa chỉ trên các tấm card visit mà đánh giá công ty.

 Khi thiết kế, ta nên tìm hiểu kĩ về các font chữ tạo ra một khoảng cách để khách hàng nhìn vào dễ đọc hết. Tránh việc các con chữ sẽ chen chúc nếu không uủ kích thước của card việc đó sẽ khiến khách hàng, đối tác cảm thấy khó chịu.

2. Các yếu tố thương hiệu nên sử dụng

Yếu tố thương hiệu ở đây là gì? Là những kiểu chữ, color và kích thước trên tấm card. Nói tóm lại là những gì cần thiết mà designer phải biết khi thiết kế. Tạo ra một yếu tố thương hiệu riêng dành cho doanh nghiệp, yếu tố mà chỉ có duy nhất doanh nghiệp này sở hữu.

3. Chọn font chữ và background

Việc sử dụng chữ lớn và nền background cũng khá quan trọng. Những thông tin cơ bản về công ty, doanh nghiệp ta nên chọn những type lớn để có thể thu hút được khách hàng, đối tác khi đọc vào. Không những đó background cũng là một phần quan trọng không kém. Ta nên tìm hiểu và chọn những background phù hợp với font chữ lẫn màu chữ, tạo nên sự tương phản sâu sắc cho thiệp.

4. Khả năng thu hút cao về việc thiết kế

Có rất nhiều cách để truyền đạt card visit trên mọi truyền thông. Hiện nay, có rất nhiều designer đắn đo về việc thiết kế card nhưng người đọc lại không có hứng thú. Vậy cách cải thiện như thế nào? Chỉ cần bạn tập trung cao độ để design một tấm card vừa bắt trend, vừa truyền thống lại còn bắt mắt nữa. Ta nên tập trung vào cái slogan làm cho khi người đọc vào thấy nao lòng tạo ra một sự tương tác giữa người đọc và người viết.