<< Series Báo Cáo Social Index 2021 >>
Social Media Marketing – Áp dụng Tiếp Thị Truyền Thông Xã Hội không tạo nên sự khác biệt, Sử dụng ĐÚNG – HIỆU QUẢ – SÁNG TẠO mới là chìa khoá tạo nên sự Nổi Bật & Sức Hút Thương Hiệu trên thị trường.
Các nhà tiếp thị cần lắng nghe ‘tiếng ồn thị trường’ trước khi bứt tốp và tạo nên sự khác biệt
Chỉ khi nào marketers có thể nhìn nhận đúng và toàn diện việc ứng dụng Tiếp Thị Truyền Thông Xã Hội trong toàn cảnh bức tranh kinh doanh của ngành, họ mới có thể thu thập – phân tích – sử dụng Dữ Liệu có nguồn từ các nền tảng xã hội một cách chiến lược và hiệu quả nhằm duy trì vị thế cũng như bức phá trong cạnh tranh. Tuy nhiên, có một thực tế cần nhìn nhận rằng, cần có những chiến lược hợp lý, những hiểu biết sâu sắc về khách hàng, nhận thức đúng đắn về đối thủ để việc áp dụng truyền thông xã hội đều mang lại hiệu quả tích cực cho kết quả kinh doanh dòng cuối của công ty.
Các nhà tiếp thị …
Ẩn trong các cuộc trò chuyện và tương tác mà người tiêu dùng có với bạn bè, gia đình và thương hiệu là những biểu hiện khách quan và rõ nét của họ về sở thích, tâm lý mua sắm, thói quen và động thái tiêu dùng, kì vọng và tiêu chuẩn hài lòng, … Những hiểu biết sâu sắc này chính là nguồn vốn quý giá mà các nhà tiếp thị cần có để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Mạng xã hội ẩn chứa những thông tin về động thái tiếp theo của đối thủ cạnh tranh
Khi nói đến thông tin chi tiết về đối thủ cạnh tranh, việc phân tích dữ liệu xã hội sẽ cho chúng ta thấy được sức mạnh của lòng trung thành khách hàng của một thương hiệu cạnh tranh cũng như điểm mạnh và điểm yếu của dịch vụ của họ. Vậy, thông thường marketers sẽ tìm kiếm được những thông tin về đối thủ cạnh tranh dựa vào dữ liệu xã hội? Bảng dưới đây liệt kê top 6 những dữ kiện đắt giá về đối thủ mà marketers có thể tận dụng để tìm hướng đi bứt tốp cho thương hiệu của mình.
1 | Sức mạnh lòng trung thành thương hiệu khách hàng với đối thủ |
2 | Điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm và dịch vụ của đối thủ |
3 | Điểm nổi bật mà thương hiệu của họ có thể khác biệt so với đối thủ |
4 | Hiểu biết về chất lượng và giải pháp dịch vụ khách hàng của đối thủ |
5 | Thị phần của đối thủ cạnh tranh; bức tranh bán hàng của đối thủ |
6 | Thông tin chi tiết về các động thái tiếp theo của đối thủ |
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những bước cần thực hiện đầu tiên và liên tục trong suốt quá trình quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng. Có nhiều nguồn dữ liệu marketers có thể thu thập, trong đó, nên nhớ rằng, dữ liệu xã hội mang tính khách quan rất cao do đó là ‘dữ liệu tự phát sinh của đối thủ và khách hàng’ thông qua những trao đổi mua bán thực và trực tiếp giữa họ.
Xác định được vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng
Không giống như các kênh tiếp thị khác, tiếp thị truyền thông xã hội tiếp cận NTD một cách tự nhiên nhất có thể. Truyền thông xã hội mở ra ‘một cửa sổ cảm giác thực’ của NTD với các thương hiệu, đồng thời chỉ ra được lý do vị sao họ lại theo dõi trang xã hội của những thương hiệu nhất định. Chẳng hạn như, có đến 53% NTD nói rằng họ theo dõi các trang của các thương hiệu yêu thích để có được những thông tin cập nhật nhất về sản phẩm và dịch vụ mới. Vậy, thông thường marketers sẽ tìm kiếm được những thông tin về khách hàng hiện tại/ tiềm năng dựa vào dữ liệu xã hội? Bảng dưới đây liệt kê top 7 những dữ kiện đắt giá về đối thủ mà marketers có thể tận dụng để gắn kết hơn với khách hàng của mình, đồng thời thu hút thêm lượng fan mới cho thương hiệu.
1 | Cách thức khách hàng tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của họ |
2 | Những điều khách hàng không thích về thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của họ |
3 | Những điều khách hàng thích về thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của họ |
4 | Thông tin chi tiết về những điều khách hàng mong đợi từ thương hiệu trong tương lai |
5 | Những xu hướng tiêu dùng mà khách hàng có hứng thú |
6 | Hiểu và kết nối với khách hàng ở cấp độ cá nhân |
7 | Loại nội dung truyền thông xã hội nào phù hợp với khách hàng của họ |
Cũng như tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, việc hiểu rõ tệp khách hàng đang phục vụ là tối quan trọng trong việc duy trì sự tương tác, yêu thích và lòng trung thành của họ. Hơn thế nữa, bằng việc hiểu sâu tâm tư và mong đợi tiêu dùng của khách hàng, marketers có thể tạo sợi dây kết nối bền chặt và từ những khách hàng đó, họ sẽ giới thiệu thêm lượng khách hàng mới.
Hiểu và kết nối với khách hàng ở cấp độ cá nhân
Biết rằng Facebook, Instagram hay YouTube là ba trong số những nền tảng truyền thông xã hội được yêu chuộng bới cả marketers và người tiêu dùng; tuy nhiên, có độ chênh nhất định giữa thói quen quảng bá của marketers và sở thích sử dụng nền tảng nào để theo dõi thương hiệu của khách hàng .
Việc hiểu sâu và có được mối quan hệ ‘quen thân’ với khách hàng/ đối tượng mục tiêu phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu được điều gì khiến họ gắn kết với các trang thương hiệu cụ thể. Trước tiên, đó là thông tin về nền tảng xã hội nào NTD mong muốn các marketers sử dụng.
Việc hiểu sâu và có được mối quan hệ ‘quen thân’ với khách hàng/ đối tượng mục tiêu phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu được điều gì khiến họ gắn kết với các trang thương hiệu cụ thể. Trước tiên, đó là thông tin về nền tảng xã hội nào NTD mong muốn các marketers sử dụng.
Số liệu thống kê cho thấy, trong khi marketers quá phụ thuộc vào social media để truyền tải thông tin, đặc biệt là Facebook và Instagram, thì người tiêu dùng mong muốn thông tin ‘chất’ với độ phủ vừa phải. Từ đây, có thể kết luận rằng, việc bao phủ quá nhiều thông tin đến NTD có thể mang lại tác dụng ngược cho thương hiệu.
Nội dung trực quan là bắt buộc để đạt được các mục tiêu truyền thông xã hội
Nhìn chung, các mục tiêu cơ bản của việc sử dụng tiếp thị truyền thông xã hội đều xoay quanh việc Nâng cao nhận thức thương hiệu, và Tăng mức độ tương tác cộng đồng. Xu thế ngày này cho thấy, Trực Quan Sinh Động, tức nội dung ‘nghe – nhìn sống động’ đang chiếm ưu thế. Đó cũng giải thích lý do vì sao Instagram hay YouTube, hay gần đây là TikTok có tốc độ phát triển nhanh vũ bão.
Các dạng bài viết văn bản hay những câu chuyện kể dài bằng chữ đã không còn là loại nội dung được đánh giá cao trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu. Nhớ rằng, không chỉ một và hàng trăm hàng triệu thương hiệu đua nhau phát ra các ‘tín hiệu nội dung’ đến NTD; do đó, ngắn gọn – sinh động – ấn tượng – đúng tâm lý đối tượng mục tiêu luôn là thử thách cho các nhà marketers khi thiết kế nội dung. Chúng ta cũng thấy có sự đi lên của video trực tiếp – tuy nhiên, làm thế nào để nội dung live chất lượng và thu hút cũng là một vấn đề cần bàn sâu.
Thay cho lời kết, dưới đây là thống kê các ngành nghề sử dụng loại nội dung video để post trên Facebook và Instagram cho chúng ta tham khảo.
Nhìn chung, bằng khả năng quan sát, tổng hợp và phân tích dữ liệu xã hội, tức những tương tác thực giữa NTD với các thương hiệu, bao gồm thương hiệu đối thủ cạnh tranh, marketers có thể vẽ được bức tranh cạnh tranh tương đối đầy đủ về cảm nhận thương hiệu từ khách hàng và các chiến lược đang chạy của đối thủ cạnh tranh. Hơn hết, việc tìm hiểu này giúp marketers xác định điểm khác biệt và/hoặc tạo ra những hướng đi để bứt tốp và kết nối hơn với khách hàng mục tiêu.
Cre: Tổng hợp và Lược dịch bởi HKDigi theo 2021 Sprout Social Index