Social media, lợi thế tuyệt vời của việc ứng dụng nền tảng mạng xã hội vào chiến lược marketing truyền thông đó chính là khả năng tiếp cận và duy trì mối quan hệ lâu dài với lượng khách hàng cực lớn. Các nền tảng này giúp tạo ra ‘trao đổi 02 chiều’ hoặc ‘khuyến khích khách hàng lên tiếng’ một cách tự nhiên và chủ động.
Các nền tảng truyền thông xã hội lớn luôn phát triển và bổ sung thêm nhiều các tính năng mới. Tuy nhiên, thật khó để quyết định kênh nào để sử dụng nhằm tối ưu hoá khả năng tiếp cận đúng khách hàng. Mặt khác, nếu trải quá rộng, chúng ta sẽ gặp không ít gánh nặng trong việc quản lý dữ liệu và nội dung truyền thông. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng phân biệt những đặc điểm nổi bật của nhóm các nền tảng social media phổ biến hiện nay: Facebook – Instagram – YouTube – LinkedIn – Pinterest – Twitter.
Đặc trưng nội dung
Nếu như Facebook đã quá nổi tiếng là kênh quảng bá hữu hiệu của các thương hiệu với khả năng ‘quảng cáo trả tiền’ gần như là vô hạn, YouTube chính là ngôi nhà của ‘thời đại video’, Instagram là thiên đường của hình ảnh, Pinterest là điểm đến của những sáng tạo, thì LinkedIn lại dành cho những chia sẻ ‘chuyên môn’ hơn.
Nhóm tuổi khách hàng
Duy có YouTube là hướng đến đa dạng các độ tuổi, khi lựa chọn phân khúc khách hàng theo độ tuổi, mỗi nền tảng sẽ phù hợp với 1 số nhóm nhất định.
Nhóm tuổi khách hàng
Đa số các nền tảng social media đều giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ; bên cạnh những mục tiêu sử dụng riêng theo từng nền tảng.
Đối tượng khách hàng phù hợp
Đa số các nền tảng hướng đến người tiêu dùng cuối cùng (bán lẻ).
Mục tiêu sử dụng phù hợp nhất
Mỗi một chiến lược truyền thông đều có nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm mục tiêu chính và các mục tiêu phụ khác. Tuỳ từng mục tiêu chính, lựa chọn nền tảng phù hợp cho từng chiến lược là yếu tố quyết định sự thành công của việc truyền tải thông tin.
Loại format truyền thông & nội dung sử dụng
Hình ảnh và videos là 2 hình thức nội dung chủ yếu.
Tính phù hợp với 4 zones của Social Media marketing
Theo tiến sĩ Tracy L. Tulen, social media được chia thành 4 nhóm (zones) (mô hình theo sách Social Media Marketing: A Practitioner Guide bởi tiến sĩ Marc Oprenik, Phillip Kotler và Svend Hollensen, 2015). Mỗi nhóm sẽ phù hợp với các nền tảng truyền thông xã hội nhất định.
- Zone 1: Nội dung Xây dựng quan hệ & Xã hội (Relationship & Community)
- Zone 2: Nội dung Khuyến khích người dùng chia sẻ, đưa ra nhận định, tạo ra nội dung khách quan (User-generated content/ Publishing content)
- Zone 3: Nội dung giải trí (Entertainment)
- Zone 4: Nội dung thương mại (Commerce)
Với mỗi nền tảng, chúng ta có những chiến thuật ứng dụng phù hợp nhằm tối ưu hoá tiềm năng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra ban đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây không bao giờ là một quyết định dễ dàng, mà luôn cần những cân nhắc thấu đáo và sự tư vấn chuyên môn tốt.